HƯỚNG DẪN CÁCH QUẠT TRONG GUITAR CƠ BẢN DỄ HIỂU NHẤT | SAY GUITAR

Đối với những bạn muốn học guitar để đệm hát, đàn được những bài hát hay thì chắc chắn không thể thiếu được kĩ năng quạt  guitar. Đây là kĩ năng cần thiết nhất khi bạn muốn trở thành một người chơi guitar đệm hát thự thụ. Say Guitar Shop sẽ hướng dẫn quạt cho các bạn theo cách dễ hiểu nhất nhé!

Quạt là gì?

Để trả lời cho câu hỏi guitar là gì, thì quạt chả (hay còn gọi là quạt, tiếng anh gọi là Strumming) là một kĩ thuật căn bản trong guitar đệm hát. Kĩ thuật này là kĩ thuật dùng tay phải để quạt lên và xuống tạo nên âm thanh dày và trải đều.

Hướng dẫn quạt chả guitar cơ bản

Dưới đây là các kỹ thuật quạt chả guitar:

Kỹ thuật quạt ngón trỏ dành cho tay phải

Chúng ta có rất nhiều cách quạt bằng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, quạt rải dây hoặc quạt bằng pick. Tuy nhiên ta sẽ đi vào sử dụng các ngón tay khi quạt chả.

Đầu tiên chúng ta để ngón trỏ dư ra một lóng tay. Ngón cái để thành hình dấu cộng tại ngăn lóng tay thứ nhất của ngón trỏ (gần giống với handsign thả tim của Hàn Quốc). Phần dư ra của ngón trỏ ta sẽ chạm vào dây, ngón cái thì không chạm vào dây.

Để 3 ngón tay còn lại thật thoải mái, co một cách tự nhiên chứ không nên xoè tay ra. Khi chúng ta quạt xuống, ta dùng móng của ngón trỏ và rải xuống. Ta có nhiều cách rải xuống như:

  • Lắc cổ tay
  • Đi nguyên cánh tay

Tuy nhiên với những bạn mới tập chơi, để giữ nhịp chắc thì bạn nên tập bằng cách đi nguyên canhs tay xuống. Giống như động tác các bạn thương vỗ tay, nhịp sẽ dễ dàng được bạn bắt đúng.

Với cách lắc cổ tay thì đôi khi chúng ta sẽ không quen thao tác. Chúng ta để ngón trỏ của tay nằm ở vị trí lỗ thoát âm của đàn. Vị trí này sẽ giúp đàn phát ra được đầy đủ âm hơn.

Kỹ thuật quạt đều

Cách đơn giản nhất để bạn tiếp cận với các cách quạt chả guitar đó chính là tập quạt đều đánh xuống. Khi nghe về kĩ thuật này, các bạn sẽ cảm thấy rất đơn giản. Nhưng thực tế, đây lại là một kĩ thuật nền tảng và rất quan trọng khi học quạt chả guitar cơ bản.

Đây sẽ là kĩ thuật giúp người mới tập chơi guitar phát triển được kĩ năng một cách tối ưu. Hãy quạt đều tay xuống theo một tempo bất kì và cố gắng giữ tốc độ đều tay và vào nhịp. Cố gắng tập nhiều đến mức bạn vừa có thể giữ nhịp, vừa có thể trò chuyện với người khác nhé!

Hơn nữa, hãy tập nhấn nhá trong những lần quạt của mình. Vì trong một bài nhạc sẽ có những khúc cần nhẹ nhàng và những khúc cao trào. Hãy quạt mạnh ở những phách 1,2,4 rồi bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt. Đó là tầm quan trọng của việc quạt mạnh nhẹ khi chơi nhạc.

Hãy hạn chế cử động khuỷu tay, bạn nên thư giãn và sử dụng cổ tay khi đã dần quen với bài tập này. Thậm chí bạn cũng có thể tưởng tượng như có gì đó đang dính trên tay mình và bạn đang cố để vẫy nó ra.

Xuống – Lên

Thay vì chỉ quạt xuống, ở kĩ thuật này bạn sẽ đánh xuống và lên xen kẽ với nhau. Nếu đã tập đến kĩ thuật này, bạn đã thật sự bắt đầu bước cách quạt chả trong guitar. Hãy đánh xuống và lên xen kẽ cùng nhau và đảm bảo rằng bạn đang ở đúng nhịp được quy định từ đầu.

Rất nhiều bạn khi mới tập quạt xuống – lên có xu hướng quạt mạnh ở chiều “lên”. Tuy nhiên thực tế bạn chỉ cần quạt mạnh chiều “xuống”, chiều “lên” chỉ cần quạt ba hoặc bốn dây (tính từ dưới lên). Điều này không những giúp cho cử động tay của bạn linh hoạt hơn, mà còn giúp cho bài nhạc được hay hơn.

Với những bài nhạc có tốc độ nhanh, chỉ quạt xuống sẽ không đáp ứng được yêu cầu của bài hát. Khi quạt lên ta vẫn sử dụng ngón trỏ nhưng thả lỏng và lướt lên.

Quạt tắt tiếng

Kĩ thuật này giống với kĩ thuật quạt xuống – lên, tuy nhiên sẽ kèm với một thuật ngữ mới đó chính là quạt tắt tiếng. Kĩ thuật này một phần nào sẽ mô phỏng như âm thanh của người chơi trống. Khi bạn quạt xuống với kĩ thuật tắt tiếng, hãy giảm áp lực với bàn tay trái một chút. Khi ngón tay rải qua dây đàn, bạn sẽ dùng ngón tay tắt âm những sợi dây (lưu ý đừng đè dây quá mạnh).

Hơn nữa, đây cũng là một mẹo giúp các bạn muốn tập guitar nhưng ngại tạo ra tiếng đàn lớn. Các bạn chỉ cần chạm tay trái vào dây để âm được kín lại, không vang xa ra ngoài.

Giữ nhịp khi quạt chả

Có nhiều cách để giúp bạn có thể giữ nhịp khi quạt chả. Ví dụ như bạn có thể nhờ vào một số thiết bị giữ nhịp như máy đập nhịp, một người chơi khác hoặc đôi khi chỉ là một jam track đâu đó trên mạng. Bạn sẽ bắt buộc phải gãy theo đúng nhịp. Hãy chọn nhiều tốc độ nhịp khác nhau để có thể luyện tập được hiệu quả hơn nhé.

Điều kiện tối thiểu để giữ nhịp khi quạt chả và giữ nhịp guitar thành công là phải tập trung vào tiếng trống, đặc biệt là tiếng trống lẫy hoặc trống kick, để nghe nhịp. Nếu không theo kịp nhịp trong một bài hát, hãy chuyển hướng tất cả sự chú ý vào tiếng trống.

Các trống lẫy (tạo ra các nốt sắc, nảy) hoặc trống kick (tạo ra các nốt trầm, nốt bass) là những âm thanh cần phải bắt được vì chúng giữ nhịp cho ban nhạc và khán giả. Một khi nghe thấy âm thanh đó, cố gắng đếm theo “1, 2, 3, 4” phù hợp với mỗi nhịp trống.

Hoặc bạn cũng có thể nhịp chân theo cảm tính. Hãy để cơ thể của bạn giữ nhịp điệu, vì hầu hết những nghệ sĩ guitar sử dụng đôi chân của mình để giậm cùng với tay trống, giúp họ luôn luôn cảm nhận đúng nhịp. Một cách vô thức, cánh tay và bàn tay sẽ gảy theo nhịp, đồng điệu với chân và bài hát.

Kỹ thật quạt bass và treble

Kỹ thật quạt bass và treble

Để tập kĩ thuật quạt dây bass và treble, bạn phải xác định rằng mình chỉ quạt đúng vào 3 dây bass hoặc 3 dây treble (không chạm vào 3 dây còn lại). Không nhất thiết cần phải đánh 3 dây cùng một lúc, bạn chỉ cần chạm vào 2 dây là đã có thể đạt yêu cầu của bài tập này.

Hãy tập bài tập này với nhiều nhịp khác nhau như nhịp 2/4, ¾, 4/4,… nhưng chỉ với riêng dây bass hoặc triêng dây treble. Nếu bạn muốn nâng cao bài tập này hơn, hãy sáng tạo các tập và kết hợp giữa cả bass và treble.

Quạt chả guitar

Để chuyển hợp âm khi quạt chả, đầu tiên ta cần phải nắm vững cách bấm của từng hợp âm một. Hãy Học cách bấm các hợp âm cơ bản nhất và tập luyện thuần thục những hợp âm này. Hơn nữa là nhớ tư thế bấm và cách bấm.

Thử đặt một lần đồng loạt các ngón tay xem có vào đúng vị trí cần bấm hay không. Một cách khác là hãy tập bấm vào, giở ra, bấm vào, giở ra nhiều lần, để cho ngón tay linh hoạt hơn và ghi nhớ vị trí tốt hơn. Làm tương tự với những hợp âm khác.

Hãy tưởng tượng trước hợp âm tiếp theo, vì có một sự thật rằng nếu bạn chờ tới khi kết thúc hợp âm này rồi mới nghĩ hợp âm tiếp theo là gì thì sẽ chẳng bao giờ bạn chuyển hợp âm nhanh được, bởi vì bàn tay bạn sẽ không theo kịp với não bộ.

Chính vì thế, ngay khi đang chơi hợp âm hiện tại, hãy cố gắng hình dung hợp âm tiếp theo là gì, vị trí các ngón tay trên cần đàn. Đây chính là bí quyết giúp bạn chuyển hợp âm nhanh hơn đấy!

Hãy để ý những ngón tay trùng nhau. Chắc chắn khi bạn tập chuyển hợp âm, bạn sẽ thấy được một điều rằng có rất nhiều hợp âm mà trên đó, có nhiều vị trí ngón tay trùng nhau. Các vị trí trùng nhau này các bạn không cần phải nhấc ngón tay lên mà hãy để nó ở yên vị trí đó.

Xác định lúc nào nên chuyển hợp âm

Khi bạn tập được những bài tập ở trên rồi và cũng khá tự tin về khả năng của mình rồi, thì bây giờ hãy thử áp dụng vừa quạt tay phải, vừa chuyển hợp âm tay trái nhé. Chúng ta sẽ thử áp dụng với vòng C – Am – C – Am:

Và tiếp tục quạt, và ngược lại. Thời gian đầu bạn sẽ hơi gượng và có thể sẽ bị khựng lại, nhưng hãy ghi nhớ và cố gắng để việc quạt và chuyển hợp âm được diễn ra liên tục, bạn sẽ chuyển hợp âm nhanh thôi.

Học quạt chả guitar vốn dĩ không khó, chỉ yêu cầu bạn cần phải tập luyện nhiều để bàn tay, cơ thể có thể quen được với các điệu quạt chả guitar. Hãy cố gắng tập luyện theo hướng dẫn quạt chả Guitar thật nhiều để có thể trở thành người chơi guitar đệm hát có thể chinh phục mọi bài hát khó nhé! Say Guitar Shop sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường này!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: